Áo thun luôn là món đồ yêu thích của rất nhiều người, nếu bạn đã chọn cho mình được một chiếc áo thun thật đẹp, vừa ý và bạn rất muốn được sử dụng chiếc áo này càng lâu càng tốt. Chia sẻ cho bạn một vài kinh nghiệm hay trong việc bảo quản các loại quần áo bằng chất liệu thun.
1. Cách giặt:
- Đối với áo thun mới được xuất xưởng mực in còn rất mới, chưa thể khô và bám chắc vào áo, bạn không nên vội vàng đem giặt để tránh làm hình in bị mờ và nhòe.
- Trước khi giặt lần đầu tiên, bạn nên ngâm áo khoảng 15-20 phút trong chậu nước có pha một vài giọt giấm hoặc pha chút muối hoặc pha một ít nước trà xanh tươi. Việc này giúp bạn giữ màu áo được lâu và áo không bị phai màu khi giặt. Cách này có thể dùng cho áo thun, quần jean và các loại quần áo khác.
- Lần giặt đầu tiên bạn hãy vò tay, giặt bằng nước lã và không có xà phòng. Điều này giúp áo của bạn mềm hơn, không bị xổ lông và loang màu. Và không nên giặt chung các màu áo, vì đối với các loại áo thun có màu sẫm rất dễ ra màu, nếu bạn giặt chung có thể áo sẽ bị loang màu và làm dính màu sang các quần áo còn lại.
- Bạn không nên giặt chung áo thun của bạn với các loại áo khác, nhất là áo somi trắng. Vì áo thun khi giặt nước đầu rất dễ ra màu, vì thế nó sẽ ảnh hưởng tới các loại áo khác của bạn.
- Không nên giặt áo bằng nước nóng có nhiệt độ cao trên 40 độ vì khi đó, nước nóng sẽ làm cho làm cho vải áo bị giản và hỏng.
- Cần tránh sử dụng các loại bột giặt có độ tẩy mạnh và tuyệt đối, không dùng thuốc tẩy đổ trực tiếp lên áo các bạn nhé. Nhất là áo thun màu.
- Cũng nên hạn chế dùng các loại nước xả làm mềm vải, vì nếu dùng, chiếc áo thun của bạn sẽ bị giãn rất nhanh, đồng thời làm hình in lên áo bị mềm và dễ bong tróc. Nếu bạn muốn chiếc áo sau khi giặt có mùi thơm thì bạn có thể dùng các loại nước xả thơm.
- Tốt nhất là bạn nên giặt áo bằng tay, nếu không có thời gian và phải giặt máy , bạn nên lộn trái áo để tránh việc hình in trên áo chà sát vào thành máy giặt sẽ gây tróc hình.
- Tuyệt đối không nên vắt áo thun sau khi giặt áo, bạn có thể khiến áo giãn ra và làm hư luôn chiếc áo.
2. Cách bảo quản:
- Không nên để áo thun ở những nơi ẩm ướt. Vì với đặc tính hút ẩm, hút nước tốt, chiếc áo sẽ rất dễ bị ẩm mốc dẫn đến việc xuất hiện những vết ố trên quần áo.
- Những chiếc áo thun sau khi mặc đi chơi, vận động nhiều bị mồ hôi thấm vào, cách tốt nhất là bạn nên giặt ngay, vì nếu ngâm trong thau lâu ngày mà không giặt, chiếc áo sẽ có mùi hôi và ẩm mốc.
- Khi các bạn phơi áo, các bạn nên phơi bề trái để phơi và chú ý, phơi ở chỗ mát và tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Nên phơi ngang áo vì sớ vải áo thun thường có xu hướng chảy xệ xuống dưới, nếu bạn phơi áo thun bằng móc, bạn có thể khiến áo bị chảy dài trong rất mất thẩm mỹ.
- Khi ủi áo thun, các bạn nên nhớ là tuyệt đối phải lộn bề trái để ủi và nên ủi ở nhiệt độ thấp và tuyệt đối không được ủi lên bề mặt in hình trên áo để tránh làm chết màu sắc của vải và làm bong tróc hay biến dạng những hình ảnh, logo, khẩu hiệu được in trên áo.
- Với áo có nhiều hình in thì không nên gập 2 mặt vào nhau, tốt nhất là dùng móc treo hoặc gập đôi áo.